Phương Pháp Gây Mê Tĩnh Mạch Như Thế Nào? Những Điều Cần Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Gây mê tĩnh mạch là như thế nào? Phương pháp này được thực hiện ra sao? Đối tượng nào có thể dùng cách này? Và những thông tin chi tiết bạn cần biết trước khi thực hiện phẫu thuật dùng gây mê đường tĩnh mạch sẽ được Thông tin thuốc 247 chia sẻ qua bài viết sau đây.

Gây mê tĩnh mạch là gì?

Gây mê tĩnh mạch là một dạng trong gây mê toàn thân, phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng thuốc mê, thuốc ngủ tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp thịt của bệnh nhân. Người dùng sau khi được tiêm thuốc sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu, mất nhận thức, không cảm nhận được sự đau đớn. Thông thường bệnh nhân sẽ được đặt ống nội khí quản (không kèm thuốc mê dạng hơi) để đảm bảo quá trình hô hấp diễn ra bình thường trong suốt quá trình mổ.

Quá trình gây mê tĩnh mạch chỉ sử dụng duy nhất một loại thuốc gây mê được gọi là gây mê tĩnh mạch đơn thuần, nếu có phối hợp với các thuốc khác như thuốc giảm đau hay các loại thuốc mê khác thì gọi là gây mê tĩnh mạch phối hợp

Khi nào cần gây mê tĩnh mạch?

Phương pháp này được dùng chủ yếu cho các trường hợp sau:

  • Dùng cho phẫu thuật có thời gian ngắn và trung bình
  • Dùng phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trú
  • Phẫu thuật ngoài ổ bụng, ngực
  • Các ca phẫu thuật không yêu cầu giãn cơ
  • Yêu cầu giảm đau không nhiều
  • Sử dụng để thực hiện nội soi ở trường tiêu hóa hoặc đối với tai mũi họng
  • Dùng cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe hô hấp và tuần hoàn ổn định

Chống chỉ định gây mê tĩnh mạch

Gây mê là điều cần thiết cho các ca phẫu thuật diễn ra được an toàn và nhanh chóng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể dùng gây mê tĩnh mạch cho bệnh nhân.

Gây mê tĩnh mạch không được dùng cho những trường hợp sau đây:

  • Phẫu thuật trong một khoảng thời gian dài, phức tạp
  • Các ca phẫu thuật ở vùng bụng, ngực và sọ não
  • Phẫu thuật yêu cầu giãn cơ
  • Người bệnh có chức năng hô hấp và tuần hoàn không ổn định
  • Người bị bệnh suy gan, suy thận
  • Người bị dị ứng với thành phần có trong thuốc gây mê tĩnh mạch
  • Không dùng thuốc gây mê tĩnh mạch khi trang thiết bị hỗ trợ không đầy đủ như thiếu thiết bị để cấp cứu hô hấp tuần hoàn
  • Đường truyền tĩnh mạch không chắc chắn
  • Không có bác sĩ chuyên khoa gây mê có đủ kinh nghiệm để thực hiện gây mê cho bệnh nhân.

Các phương pháp gây mê đường tĩnh mạch

Tùy vào sức khỏe của bệnh nhân, các dị ứng thuốc và tính chất của ca phẫu thuật bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức gây mê phù hợp nhất. Có những phương thức gây mê sau:

Gây mê đơn thuần với Thiopental: phương pháp này được áp dụng từ rất lâu, thuốc có tác dụng gây mê tốt, ổn định

Gây mê đơn thuần với Ketamin: thuốc được tiêm bằng đường bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc khiến bệnh nhân nhanh chóng ngủ say, giảm đau tuy nhiên có nhiều nhược điểm khi dùng đơn thuần như tăng tiết, gây ảo giác, kích thích cơ và làm huyết động không ổn định.

Ketamine dùng gây mê
Thuốc Ketamine dùng gây mê tĩnh mạch

Gây mê đơn thuần bằng Propofol: propofol dùng đơn thuần với nồng độ cao sẽ gây mê và duy trì mê tốt, thuốc có nhiều tác dụng phụ và khi dùng riêng lẻ không cắt đứt hết các phản ứng stress hay cảm giác đau nên phương pháp này ít sử dụng

Gây mê bằng phương pháp NLA: phương pháp này thường được sử dụng trong lâm sàng, khi sử dụng phương pháp này bệnh nhân vẫn còn ý thức và có thể cộng tác, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, tuy nhiên có thể gây suy hô hấp và khó ổn định hằng định độ mê trong suốt ca phẫu thuật.

Gây mê bằng phương thức ANS: phương pháp này được sử dụng cho các ca mổ kéo dài, phức tạp. Phương pháp này giúp giảm đau trung ương, bảo vệ tốt thần kinh thực vật, độ mê có thể ở mức ổn định trong suốt ca mổ. Bệnh nhân thực hiện phương pháp này cần hô hấp hỗ trợ nhiều giờ sau mổ.

Gây mê bằng phương pháp AAP: phương pháp gây mê này sẽ phối hợp thuốc giảm đau với các loại thuốc an thần nhằm phòng ngừa hiện tượng bệnh nhân nhận biết trong lúc mổ, phương pháp này thường được áp dụng cho các ca phẫu thuật dạng vừa.

Gây mê bằng phương thức TIVA: đây là phương thức tổng hợp những phương pháp trên, phương pháp này đang được sử dụng rất phổ biến trong lâm sàng. Khi thực hiện phương pháp này đã được nghiên cứu kỹ về dược động học và những loại thuốc gây mê có thể sử dụng.

Các loại thuốc thường dùng trong gây mê tĩnh mạch

Thông thường bác sĩ sẽ căn cứ vào sức khỏe bệnh nhân và những dị ứng với thuốc để chọn loại thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc thường được dùng để gây mê tĩnh mạch bao gồm:

Thuốc Propofol
Thuốc Propofol được dùng phổ biến trong gây mê tĩnh mạch

Các loại thuốc này đóng vai trò như một một liệu pháp an thần để bệnh nhân hết lo lắng và sợ hãi. Thuốc có tác dụng nhanh nên được dùng để khởi mê khiến người dùng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu. Thuốc thích hợp để gây mê cho các ca phẫu thuật ngắn.

Ưu nhược điểm của phương pháp gây mê đường tĩnh mạch

Phương pháp gây mê tĩnh mạch có những ưu và nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi và hại với tình hình sức khỏe của bệnh nhân để có có phương pháp gây mê thích hợp nhất.

Ưu điểm vượt trội của gây mê tĩnh mạch

Phương pháp này mang đến những thuận lợi và lợi ích không nhỏ cho ca mổ như:

  • Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, không cần sử dụng các trang thiết bị quá đặc biệt như những phương pháp gây mê khác
  • Kỹ thuật gây mê này không gây ô nhiễm không khí, phương pháp này không tạo ra hơi mê độc hại, không ảnh hưởng đến bác sĩ nhân viên y tế trong phòng mổ
  • Khả năng xảy ra cháy nổ trong phòng phẫu thuật là rất thấp
Ưu điểm gây mê tĩnh mạch
Gây mê tĩnh mạch đơn giản, dễ thực hiện, ít nguy hiểm

Hạn chế của phương pháp gây mê đường tĩnh mạch

Phương pháp gây mê này hiện còn tồn tại một vài nhược điểm khiến bạn nên cân nhắc khi sử dụng như sau:

  • Không dùng được cho người bị suy hô hấp, tuần hoàn kém, nếu dùng cần có thiết bị hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân
  • Không thể dùng cho người mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Gây một số tác dụng phụ cho người bị dị ứng với thuốc như nổi mẩn, sốt hoặc gây sốc,…
  • Chỉ được áp dụng cho những ca thuật phẫu ngắn, ít phức tạp

Quá trình gây mê tĩnh mạch

Quá trình gây mê tĩnh mạch trong phẫu thuật được chia làm nhiều giai đoạn riêng biệt cụ thể như sau:

Trước gây mê

Trước khi bắt đầu gây mê phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về người và thiết bị một cách chính xác, đầy đủ nhất.

Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ yêu cầu và lưu ý của bác sĩ để chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Không ăn trước 6 tiếng và không uống trước 3 tiếng trước thời gian mổ. Bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật trước từ 30 – 60 phút để tiến hành chuẩn bị. Sử dụng đường truyền tĩnh mạch chắc chắn chuẩn bị cho việc tiêm thuốc và truyền dịch trong ca mổ. Chuẩn bị cho bệnh nhân thở oxy trong suốt thời gian diễn ra phẫu thuật.

Chuẩn bị trang thiết bị: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị hô hấp nhân tạo như bóng bóp, ống nội khí quản, mặt nạ thở, bình oxy, ống hút, đèn soi thanh quản,… Chuẩn bị thuốc theo liều lượng đã định trước, chuẩn bị các thuốc và dụng cụ cấp cứu cơ bản phòng trường hợp bất ngờ có thể xảy ra.

Chuẩn bị thuốc và thiêt bị
Chuẩn bị đầy đủ thuốc và thiết bị trước khi phẫu thuật

Tiến hành gây mê

Bác sĩ gây mê hoặc người có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ tiến hành gây mê cho bệnh nhân, quá trình gây mê được tiến hành như sau:

  • Bệnh nhân được để nằm ngửa, đầu để hơi nghiêng về một bên
  • Giai đoạn tiền mê sẽ tiêm atropin – một loại thuốc gây ức chế bài tiết dịch vị, một lượng rất nhỏ thuốc an thần, thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid để ngăn ngừa khả tình trạng ức chế hô hấp.
  • Khởi mê và duy trì mê: thuốc tiêm vào tĩnh mạch khá nguy hiểm do liều lượng cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe và không thể lấy ra. Vì vậy khi khởi mê dùng liều nhỏ, nồng độ thấp, khi tiêm cần thật chậm rãi để quan sát các phản ứng của bệnh nhân và có điều chỉnh thích hợp. Sau khi bệnh nhân đã ở mức độ mê thích hợp sẽ tiến hành cho phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật nếu bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh lại do hết thuốc thì tiêm nhắc lại với liều thấp.

Gây mê tĩnh mạch là một quá trình phức tạp đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ có chuyên môn và kiến thức sâu rộng trong gây mê hồi sức cấp cứu, là người có kinh nghiệm để xử lý những tình huống có thể xảy ra. Bệnh nhân trong khi chuẩn bị phẫu thuật cần có tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ để giúp tăng khả năng thành công cho ca phẫu thuật.

Các mức độ mê trong gây mê tĩnh mạch

Để xác định mức độ mê chính xác cần dựa vào những phản ứng của bệnh nhân với các kích thích trong quá trình phẫu thuật. Có 3 mức độ mê như sau:

Mức độ 1: bệnh nhân chưa đủ độ mê, còn nhận thức, cảm nhận được đau đớn, đây là giai đoạn trước mổ, không đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật

Mức độ này được gọi là gây mê nông, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: giãn đồng tử, huyết áp động mạch tăng khi được kích thích tăng, nhịp tim thay đổi, chảy nước mắt, tăng tiết, có co mạch ngoại vi. Bệnh nhân có thể cử động mắt, hô hấp thay đổi, có phản ứng chống lại của cơ thể khi đặt ống nội khí quản.

Mức độ 2: bệnh nhân không còn cảm thấy đau đớn, độ mê phù hợp để tiến hành mổ

Ở mức độ này, các chỉ số của bệnh nhân ổn định, không có phản ứng khi kích thích đau, độ giản cơ phù hợp, đồng tử co nhỏ và cố định, nhiệt độ cơ thể ổn định, đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện để tiến hành ca mổ.

Mức độ mê phù hợp để tiến hành phẫu thuật
Mức độ 2 có độ mê phù hợp để tiến hành phẫu thuật

Mức độ 3: hôn mê sâu, gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân

Đây là hệ quả khi dùng thuốc gây mê quá liều, các chức năng sống của bệnh nhân suy giảm. Bệnh nhân sẽ bị tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp nặng và ngừng thở, da trở nên xanh tím và nhão cơ. Do đó liều dùng chính xác luôn được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng để không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện gây mê bằng đường tĩnh mạch

Gây mê tĩnh mạch có thể không an toàn với một số người và gây ra những biến chứng như:

  • Đau dữ dội ở vết tiêm cho tiêm thuốc ngoài mạch máu
  • Cảm giác đau đột ngột và cảm giác theo sau do tiêm thuốc vào động mạch khiến động mạch co thắt làm máu nuôi các cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt
  • Co thắt thanh khí quản khiến bệnh ho hoặc sặc
  • Khi tiêm nhanh hoặc dùng thuốc quá liều sẽ khiến bệnh nhân bị suy hô hấp
  • Người bệnh xuất hiện những vết mẩn đỏ, mề đai nếu bị dị ứng với thành phần có trong thuốc
  • Ảnh hưởng của tác dụng phụ, sau khi tỉnh bệnh nhân có thể sẽ thất choáng váng, chóng mặt
  • Thuốc làm giãn mạch người dùng gây nguy cơ ức chế tim gây trụy tim ở bệnh nhân

Thông tin thuốc 247 – Nơi cung cấp thuốc mê chính hãng, uy tín

Những thông tin về gây mê tĩnh mạch mà Thông tin thuốc 247 chia sẻ hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức tổng quan và toàn diện về vấn đề này. Gây mê tĩnh mạch an toàn cần có sự chuẩn bị tốt về các loại thuốc mê hàng chính hãng. Sản phẩm thuốc an chất lượng sẽ đảm bảo sức khỏe người dùng.

Hiện nay Thông tin thuốc 247 là địa chỉ cung cấp thuốc mê uy tín tại TP.HCM. Để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hãy liên hệ và đặt hàng tại Thông tin thuốc 247.

  • Chúng tôi có nhiều năm kinh doanh, phân phối các loại thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc kích dục cho thị trường tại TP.HCM
  • Thông tin thuốc 247 luôn đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, nói không với hàng giả, chỉ cung cấp cho khách những sản phẩm đúng giá, đúng chất lượng, đúng bệnh, giúp khách hàng nhanh chóng hồi phục sức khỏe
  • Sau nhiều năm hoạt động chúng tôi luôn có những khách hàng thân thiết, đã mua và tiếp tục ủng hộ, tin tưởng sử dụng sản phẩm của chúng tôi cung cấp
  • Với đội ngũ nhân viên am hiểu sản phẩm, tận tâm trong công việc sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp với bệnh tình và mong muốn của bản thân.

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất

Địa chỉ: 79 Quốc Lộ 22, H. Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

SĐT: 0946.191.177

Email: [email protected]

Website : https://thongtinthuoc247.com/

Chỉ đường: https://goo.gl/maps/sg7J6MYzwh4KCF2u6

Có thể bạn quan tâm:

Top 4 Thuốc Mê Dạng Tiêm Tĩnh Mạch Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Top 3 Thuốc Mê Dạng Nước Chính Hãng Giá Rẻ Tốt Nhất Hiện Nay

5+ Thuốc Mê Chính Hãng Tác Dụng Cực Nhanh Bạn Nên Tin Dùng

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn