Gây Mê Toàn Thân Là Gì? Những Loại Thuốc Được Bác Sĩ Sử Dụng

Rate this post

Gây mê toàn thân là gì? Khi nào cần gây mê? Những loại thuốc nào thường dùng để gây mê? Cùng những thông tin chi tiết hơn liên quan đến gây mê toàn thân sẽ được Thông tin thuốc 247 chia sẻ đến bạn qua bài viết sau đây.

Gây mê toàn thân là gì?

Gây mê toàn thân là một phương pháp được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện thường dùng cho những ca phẫu thuật dài. Đây là một phương pháp cần thiết để giúp quá trình phẫu thuật được an toàn và giảm tối đa sự đau đớn cho bệnh nhân.

Gây mê toàn thân
Gây mê toàn thân là cần thiết cho các ca phẫu thuật

Trong khi gây mê toàn thân bác sĩ sẽ dùng thuốc gây mê làm tê liệt thần kinh khiến bệnh nhân mất nhận thức và không còn cảm nhận được sự đau đớn hay những gì đang diễn ra xung quanh. Điều này giúp các bác sĩ có thể thực hiện ca phẫu thuật một cách an toàn và nhanh chóng.

Quá trình gây mê sẽ làm tê liệt các cơ quan trong cơ thể do đó bệnh nhân sẽ được dùng máy thở để hỗ trợ cho quá trình hô hấp.

Các dạng gây mê thường dùng

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình sức khỏe bệnh nhân, sự dị ứng với các loại thuốc mà  lựa chọn cách thức gây mê phù hợp nhất. Thông thường có các dạng chính sau:

1. Gây mê qua đường hô hấp

Gây mê qua đường hô là phương pháp gây mê toàn thân thường dùng phổ biến nhất. Phương pháp này được dùng chủ yếu ở trẻ em, và giúp duy trì mê trong suốt quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được cho hít loại thuốc mê dạng hơi đường hô hấp, thuốc sẽ bay hơi và thẩm thấu vào cơ thể.

Trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đặt ống nội khí quản kèm tỉ lệ thuốc mê phù hợp giúp duy trì mê trong suốt thời gian diễn ra ca mổ.

2. Gây mê tĩnh mạch

Đây là phương pháp khá phổ biến, bác sĩ sẽ tiêm thuốc mê dạng tiêm tĩnh mạch trực tiếp qua đường tĩnh mạch giúp bệnh nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức. Bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất ý thức, không cảm giác được bất kỳ đau đớn nào trong lúc hôn mê.

Gây mê tĩnh mạch
Gây mê tĩnh mạch được dùng khá phổ biến giúp bệnh nhân hôn mê, mất ý thức

Phương pháp này thường dùng đơn độc một loại dung dịch thuốc mê hoặc có thể phối hợp với các loại thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau khác trong quá trình gây mê. Thông thường, để đảm bảo chức năng hô hấp trong quá trình thực hiện phẫu thuật bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản.

3. Gây mê phối hợp

Đây là phương pháp gây mê phối hợp gây mê bằng nhiều đường khác nhau. Ví dụ khởi mê bằng đường tiêm tĩnh mạch, duy trì mê bằng đường hô hấp, hoặc gây mê kết hợp với gây tê vùng,… Bác sĩ sẽ dùng phối hợp nhiều loại thuốc mê cùng với thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ trong quá trình gây mê.  Phương pháp này được dùng cho những ca phẫu thuật phức tạp và kéo dài.

Khi nào cần thực hiện gây mê toàn thân?

Gây mê toàn thân được thực hiện cho các ca phẫu thuật, đặc biệt là những ca mổ dài. Mục đích nhằm giúp bệnh nhân không cảm nhận được những đau đớn trong quá trình phẫu thuật cũng như giúp bệnh nhân nằm yên để các bác sĩ có thể thực hiện thành công ca mổ.

Bệnh nhân được dùng máy thở trong quá trình phẫu thuật và sẽ tỉnh dậy khi thuốc hết tác dụng sau phẫu thuật hoặc bác sĩ sẽ dùng thuốc để bệnh nhân hồi tỉnh. Sau gây mê bệnh nhân có thể cảm nhận đau đớn do vết mổ và hoạt động của các cơ quan và nhận thức của bệnh nhân sẽ hồi phục dần sau khi thuốc hết tác dụng hoàn toàn.

Bác sĩ thường dùng những loại thuốc nào cho gây mê toàn thân

Loại thuốc được dùng để gây mê phụ thuộc vào phương thức gây mê cụ thể như sau:

1. Gây mê tĩnh mạch

Khởi mê bằng liều tiêm tĩnh mạch và tiêm nhắc lại để duy trì mê trong quá trình phẫu thuật để đảm bảo bệnh nhân không tỉnh lại khi đang phẫu thuật.

Các loại thuốc phổ biến nhất được dùng cho đường tĩnh mạch có thể kể đến như: Sodium thiopentol, Propofol, Etomidat, Ketamine HCL 1000mg,…

Thuốc gây mê tĩnh mạch Ketamine Hcl
Thuốc gây mê tĩnh mạch Ketamine Hcl

2. Gây mê đường hô hấp

Các loại thuốc dạng nước có thể bốc hơi sẽ được dùng trong gây mê đường hô hấp như Nitrous oxid, Halothane, Enfluran, Isoflurane, Sevofluran,…

Trong quá trình gây mê bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số và điều chỉnh nồng độ phù hợp với tình hình bệnh nhân và thời gian ca mổ

3. Gây mê phối hợp

Khi gây mê phối hợp bác sĩ sẽ dùng thêm một số loại thuốc khác để làm tăng tác dụng của thuốc mê như

  • Thuốc giảm đau: Morphin, Dolargan, Sufentanyl,…
  • Thuốc giãn cơ: Succinylcholin, Esmeron, Arduan,…
  • Thuốc an thần: Seduxen, Hypnoven,…

Quá trình thực hiện gây mê toàn thân

Gây mê toàn thân trong phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe và tính mạng bệnh nhân do đó để quyết định phương thức gây mê, loại thuốc gây mê bác sĩ cần thăm khám và làm các xét nghiệm kỹ càng cho bệnh nhân.

Khám trước gây mê

Đây là bước quan trọng để quyết định dùng phương pháp và loại thuốc gì cho bệnh nhân. Bước này quyết định tính an toàn của cả ca phẫu thuật.

Sau khi được bác sĩ chỉ định mổ và có phương pháp mổ cụ thể bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa gây mê khám để đánh giá tình hình sức khỏe bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ cần bạn cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin về tình hình sức khỏe hiện tại, có đang mang thai không (với nữ), các bệnh lý đang mắc phải, các tiền sử về bệnh tim mạch hay hô hấp,…Những bất thường khi sử dụng phương pháp gây mê trong phẫu của chính bạn hoặc người thân trong gia đình bạn đã trải qua. Bạn cũng phải nói cho bác sĩ biết những dị ứng của cơ thể với các loại thuốc.

khám tiền mê
Bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng trước khi quyết định phương thức gây mê toàn thân

Bên cạnh đó bạn có thể sẽ phải thực hiện một vài xét nghiệm để giúp bác sĩ có thể chỉ định gây mê chính xác nhất cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được bác sĩ tư vấn những kiến thức liên quan đến phương pháp gây mê, tác dụng phụ, những rủi ro có thể xảy ra và cách giảm đau sau phẫu thuật.

Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết và đầy đủ những điều cần làm trước khi bắt đầu ca phẫu thuật. Bạn sẽ được ký giấy cam kết gây mê trước khi thực hiện ca phẫu thuật.

Gây mê trong phẫu thuật

Thông thường, bạn sẽ được đưa xuống phòng phẫu thuật trước thời gian mổ khoảng 30 – 60 phút. Lúc này e-kíp mổ sẽ tiến hành kiểm tra các công tác chuẩn bị trước khi mổ. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trả lời một số câu hỏi quen thuộc, nếu bạn đang có điều gì cảm thấy không ổn hoặc khó chịu hãy nói với bác sĩ ngay lúc này.

Sau đó bạn sẽ được sưởi ấm cơ thể bằng thiết bị chuyên dụng và được truyền dịch cũng như gắn các thiết bị theo dõi các thông số cơ thể quan trọng trong quá trình diễn ra phẫu thuật. Bác sĩ gây mê sẽ tiến hành phương thức gây mê và đặt ống nội khí quản để đảm bảo quá trình hô hấp không gặp bất kỳ trở ngại nào

Bạn có thể sẽ được bác sĩ áp dụng những kỹ thuật xâm lấn trong một số trường hợp ca mổ phức tạp, bước này sẽ được thực hiện sau khi bạn đã bị gây mê hoàn toàn. Trong lúc mổ, bạn sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ các thông số trong quá trình phẫu thuật để kịp thời xử lý các tình huống bất thường nếu có.

theo dõi trong phẫu thuật
Bạn sẽ được theo dõi các thông số chặt chẽ trong quá trình phẫu thuật

Theo dõi sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật bạn sẽ được chuyển đến khu vực hồi tỉnh để theo dõi. Bạn sẽ tỉnh dần và nhận thức được môi trường xung quanh, tuy nhiên lúc này bạn vẫn chưa thể cử động nhiều do thuốc chưa hết hẳn tác dụng. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ theo dõi và chăm sóc cho đến khi các chỉ số của bạn ổn định bình thường.

Bác sĩ sẽ để bạn thở tự nhiên bình thường khi các thông số ổn định và không còn cần sự hỗ trợ của máy thở. Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ và truyền dịch nếu cần thiết. Sau phẫu thuật, sức khỏe ổn định bạn sẽ được theo dõi và chăm sóc tại phòng bệnh thường cho đến khi có sự cho phép xuất viện của bác sĩ.

Lưu ý cần biết để chuẩn bị gây mê phẫu thuật

Gây mê toàn thân để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong lúc thực hiện phẫu thuật do đó trước gây mê bạn không cần quá lo lắng mà phải giữ cho mình tâm lý thật sự thoải mái để có thể tiến hành ca mổ thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó bạn cần lưu ý không ăn trước khi mổ 6 tiếng và nhịn uống trước khi gây mê là 3 tiếng. Điều này rất quan trọng để giữ cho dạ dày được trống rỗng, tránh việc trào ngược trong lúc phẫu thuật sẽ làm tắc đường thở khiến bạn tử vong.

Những rủi ro có thể xảy ra khi gây mê toàn thân

Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng các tình huống có thể xảy ra, lựa chọn phương pháp gây mê toàn thân cho bệnh nhân và tư vấn cho bệnh nhân biết những rủi ro, tác dụng phụ có thể xảy ra. Những rủi ro thường gặp nhất do gây mê toàn thân gây ra như:

Thức tỉnh khi phẫu thuật: đây là tình trạng xảy ra khi liều lượng và nồng độ thuốc mê không phù hợp làm bệnh nhân đột ngột tỉnh dậy khi còn đang trong ca phẫu thuật. Bệnh nhân hồi phục ý thức và cảm nhận được cơn đau có thể cực quậy và gây khó khăn cho ca mổ.

Buồn ngủ: tình trạng buồn ngủ bất kể ngày đêm sau phẫu thuật là do ảnh hưởng tác dụng an thần của thuốc mê, đến khi lượng thuốc mê được đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể bạn sẽ không còn buồn ngủ nhiều nữa.

Lú lẫn: tình trạng này thường gặp ở người già, người bị bệnh Alzheimer,.. hoặc bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác gây lú lẫn thường xuyên.

Tiểu tiện khó khăn: thông thường điều này diễn ra ở bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu trong quá trình phẫu thuật. Mọi thứ sẽ bình thường trở lại sau vài giờ, hoặc vài ngày khi hoạt động của bàng quang trở nên ổn định hơn.

Buồn nôn và nôn ói nhiều: tình trạng này diễn ra khá phổ biến, người bệnh nôn ói hoặc có cảm giác nôn ói, khó chịu ở dạ dày ngay khi vừa tỉnh dậy, ảnh hưởng đến sự hồi phục sau phẫu thuật. Để tránh tình trạng này nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử nôn ói khi gây mê.

Rủi ro khi gây mê toàn thân
Bạn có thể bị nôn ói do gây mê, hãy báo cho bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm

Đau họng, khô miệng: điều này là do bạn phải đặt ống nội khí quản và luôn mở miệng trong suốt thời gian phẫu thuật dài. Tuy nhiên vấn đề này không có gì đáng lo vì sẽ nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật.

Đau cơ: tình trạng này thường gặp ở người trải qua ca phẫu thuật kéo dài, đau cơ  sẽ chỉ diễn ra trong vài giờ và nhanh chóng khỏi khi bệnh nhân hồi tỉnh.

Tăng thân nhiệt ác tính: hiện tượng nguy hiểm này có yếu tố gia đình, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân vì những phản ứng nghiêm trọng với gây mê.

Viêm phổi hít: đây là một vấn đề nghiêm trọng xảy ra khi mà dịch hoặc thức ăn bị hít vào phổi trước, trong hoặc sau phẫu thuật. Hiện tượng này gây viêm phổi sau phẫu thuật và bệnh nhân có thể cần nhập viện để điều trị. Do đó, bác sĩ luôn không cho phép ăn trong khoảng thời gian gần khi vào phòng mổ.

Liệt ruột: do ảnh hưởng của thuốc mê làm giảm nhu động ở ruột, tình trạng này thường sẽ hết sau một vài ngày khi mà bệnh nhân có thể xì hơi trở lại. Nếu tình trạng không hồi phục hãy nói với bác sĩ để được khắc phục sớm.

Huyết khối: do phải nằm liên tục nhiều giờ để thực hiện ca phẫu thuật làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Các huyết khối này có thể làm tắc mạch máu, gây tử vong. Do đó, sau phẫu thuật bệnh nhân nên được vận động lại càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những nguy cơ này.

Gây mê toàn thân có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng tổn thương đến sức khỏe bệnh nhân. Do đó, trước phẫu thuật cần phân tích kỹ lưỡng lợi và hại, thực hiện những biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra.

Hồi phục sau phẫu thuật gây mê toàn thân

Sau phẫu thuật gây mê toàn thân là thời gian quan trọng để hồi phục sức khỏe, thể chất và tinh thần của người bệnh. Những chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và sớm xuất hiện.

1. Chế độ ăn uống

Sau khi bệnh nhân tỉnh táo trở lại bác sĩ thường khuyên cho bệnh nhân uống một ít nước. Sau đó hãy thử với loại nước khác như là trà đường hay nước yến,… Mọi thứ diễn ra bình thường bệnh nhân có thể chuyển qua chế độ ăn uống như bình thường. Giai đoạn này chú ý cho bệnh nhân ăn uống thanh đạm, sử dụng thức ăn dễ tiêu để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa.

Cần tránh xa các chất kích thích và không dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

ăn uống sau phẫu thuật
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật giúp bạn nhanh hồi phục

2. Chế độ vận động

Sau phẫu thuật, khi mà đã tỉnh táo hoàn toàn cũng nên dành nhiều thời gian trong ngày để ngủ và nghỉ ngơi dưỡng sức. Bên cạnh đó hãy dành thời gian cho các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng bằng cách đi bộ khoảng 15 – 20 phút để giúp cơ thể được vận động và tránh bị hội chứng cục máu đông có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Lưu ý: tránh những hoạt động mạnh sau phẫu thuật, không lái xe hoặc ra quyết định quan trọng nào trong thời gian này

Thông tin thuốc 247 – Địa chỉ cung cấp thuốc mê chính hãng

Những chia sẻ của Thông tin thuốc 247 về gây mê toàn thân hy vọng đã giúp bạn có những cái nhìn rõ hơn và nắm được những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho người thân và bản thân mình.

Nếu bạn đang muốn tìm mua các loại thuốc dùng cho gây mê hãy liên hệ với Thông tin thuốc 247 để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhất cho tình hình sức khỏe và mong muốn của bạn.

  • Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm chuyên phân phối các loại thuốc ngủ, thuốc mê, thuốc kích dục cho thị trường TP.HCM.
  • Sản phẩm của Thông tin thuốc 247 là hàng chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, đa dạng mẫu mã với giá cả hợp lý
  • Nhân viên của chúng tôi làm việc với các tâm sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp nhất

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hướng dẫn đặt hàng sản phẩm chính hãng với giá cả hợp lý nhất

Địa chỉ: 79 Quốc Lộ 22, H. Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

SĐT: 0946.191.177

Email: [email protected]

Website : https://thongtinthuoc247.com/

Chỉ đường: https://goo.gl/maps/sg7J6MYzwh4KCF2u6

Có thể bạn quan tâm:

Top 4 Thuốc Mê Dạng Tiêm Tĩnh Mạch Phổ Biến Nhất Hiện Nay

4 Sản Phẩm Thuốc Mê Dạng Xịt ( Hơi, Khí ) Chính Hãng Giá Rẻ

Top 3 Thuốc Mê Dạng Nước Chính Hãng Giá Rẻ Tốt Nhất Hiện Nay

Cùng chuyên mục

BÌNH LUẬN (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *